Tuesday, May 24, 2016

Câu 9:Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế



Câu 9: Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế

1.1. Sự cần thiết phải đôi mới quản lý nhà nước về kinh tế
1.1.1. Đối tượng quản lý - nền kinh tế quốc dân - đã có sự thay đôi căn bản
* Những thay đôi căn bản của nền kinh tế quốc dân
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều biến đổi lớn lao, song những thay đổi quan trọng nhất đòi hỏi phải thay đổi cách quản lý nhà nước đối với nền kinh tế được thể hiện chủ yếu trên các mặt sau đây:
- Một là, sự thay đổi về cơ cấu sở hữu trong nền kinh tế quốc dân. Trước 1986, thời điểm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam, nền kinh tế nước ta tồn tại hai hình thức sở hữu căn bản về tư liệu sản xuất: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Hai hình thức sở hữu này được thể hiện qua hai loại hình đơn vị sản xuất là xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã. Sau năm 1986, nền kinh tế nước ta không chỉ có hai hình thức sở hữu như trước mà từng bước được đa dạng hoá hình thức sở hữu, làm xuất hiện thêm nhiều loại hình doanh nghiệp mới. Bên cạnh các xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã, đã xuất hiên thêm các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân. với các loại hình doanh nghiệp như: CTCP, CTY TNHH, DNTN.... Bản thân xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã cũng khác trước, trong đó khối hợp tác xã có nhiều thay đổi căn bản, cả về số lượng lẫn chất lượng;
- Hai là, sự thay đổi trong quan hệ quốc tế về kinh tế. Điểm thay đổi có ý nghĩa nhất đối với hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực quan hệ kinh tế là việc chuyển từ quan hệ chủ yếu với các nước xã hội chủ nghĩa sang quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.

* Ý nghĩa của những thay đôi của nền kinh tế quốc dân đối với quản lý nhà nước về kinh tế
- Làm tăng khối lượng và chủng loại công tác quản lý
Trước thời kỳ đổi mới, trong nền kinh tế quốc dân nước ta có khoảng trên hai vạn đơn vị sản xuất kinh doanh; và hiện nay tổng số đơn vị sản xuất kinh doanh của nền kinh tế lên đến con số hàng triệu. Rõ ràng là việc quản lý một nền kinh tế có hai vạn đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ ít phức tạp hơn so với việc quản lý một nền kinh tế có hàng chục triệu đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Làm tăng tính chống đối của đối tượng quản lý
Sở dĩ là trong thời kỳ đổi mới, các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản tư nhân, tư bản nước ngoài. đã trở thành đối tượng phổ biến trong quản lý nhà nước về kinh tế, điều mà trước đổi mới không có hoặc có nhưng không đáng kể. Bản chất của các đối tượng này là tư hữu nên không dễ tiếp thu sự quản lý của Nhà nước, thường tìm mọi cách đối phó với Nhà nước.
- Làm tăng yêu cầu về trình độ quản lý
Đối tượng quản lý nhà nước sau đổi mới là đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân có trình độ lý luận và thực tiễn kinh tế cao. Trình độ này có được là do việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, cơ chế thị trường buộc họ phải trau dồi kiến thức để tồn tại và phát triển. Trong điều kiện đó, đòi hỏi chủ thể quản lý tất yếu phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và trình độ quản lý.
- Làm tăng sự đòi hỏi phải phân biệt giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh
Trong nền kinh tế kế hoạch trước đây, quản lý nhà nước đồng nhất với quản trị kinh doanh, do đó Nhà nước không trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải tách bạch hai phương thức quản lý trên, nghĩa là Nhà nước chỉ quản lý nền kinh tế vĩ mô, không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngay trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng đòi hỏi phải có sự phân biệt nói trên.

1.1.2. Môi trường quản lý nhà nước về kinh tế đã thay đổi
* Những thay đổi về môi trường quản lý nhà nước về kinh tế
- Một là, khoa học - công nghệ quản lý nhà nước đã có những tiến bộ vượt bậc. Sự tiến bộ này diễn ra cả về lý thuyết quản lý, cả về các phương tiện kỹ thuật quản lý cho phép tự động hoá, điện tử hoá nhiều khâu của quá trình quản lý. Trước những thay đổi này, người quản lý là Nhà nước không thể không đổi mới phương thức quản lý kinh tế - xã hội cho phù hợp;
- Hai là, phạm vi quan hệ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng. Nước ta đã mở mộng quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới vốn khác nhau không chỉ về ý thức hệ mà còn về pháp luật, thể chế, văn hoá quản lý. Trong môi trường đa diện, đa dạng này của quản lý nhà nước, phương thức quản lý nhà nước cũng phải có sự thay đổi để thích ứng với điều kiện mới.

* Ý nghĩa của những thay đổi về môi trường quản lý đối với hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế
Những biến đổi sâu sắc về môi trường quản lý đã đưa lại cho chúng ta những khó khăn, lúng túng trong quá trình quản lý nền kinh tế. Môi trường mới của quản lý nhà nước về kinh tế, một mặt đặt chúng ta vào thế lạc hậu, bất cập so với mặt bằng chung về trình độ quản lý của các nước trong cộng đồng mà ta có quan hệ; mặt khác đặt ta vào thế xa lạ, biệt lập so với thông lệ quốc tế. Trước những thay đổi của môi trường khách quan, chúng ta buộc phải đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế.

1.1.3. Cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua đã bộc lộ nhiều bất hợp lý
Nếu hai lý do trên là nguyên nhân khác quan thì lý do thứ ba này là nguyên nhân chủ quan và đây là lý do có tính quyết định. Cho dù không có sự thay đổi về đối tượng, môi trường quản lý, thì cách quản lý cũ cũng phải thay đổi vì nó chưa đựng nhiều bất hợp lý.

1.2. Những quan điêm về đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta
- Một là công cuộc đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế phải được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia dân chủ của nhân dân thông qua các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội. Đây là tư tưởng chỉ đạo chung cho mọi sự nghiệp phát triển xã hội Việt Nam, không riêng gì đối với sự nghiệp quản lý nhà nước về kinh tế. Nhưng việc nhấn mạnh điều này trong tiến trình đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Lĩnh vực kinh tế là lĩnh vực cơ bản của cuộc sống con người, nó động chạm đến lợi ích của mọi người dân. Vì vậy, bất kỳ một tác động quản lý nhà nước về kinh tế nào không chuẩn xác cũng rất dễ gây hậu quả to lớn. Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế nhất thiết phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia rộng rãi của nhân dân nhằm tránh các tác hại đó;
- Hai là, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế phải nhằm phát triển nhanh, mạnh nền kinh tế đất nước. Quan điểm này nhằm đưa nền kinh tế nước ta mau chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, bắt kịp nhịp độ chung của nền kinh tế thế giới; tránh mọi sự đổi mới có tính hình thức, không đưa đến kết quả thiết thực cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế nước nhà;
- Ba là, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế phải nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường ra đời và phát triển, tạo thuận lợi cho sự hội nhập kinh tế, thúc đẩy và tạo điều kiện cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế, đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu quan điểm thứ hai là sự định rõ mục tiêu cuối cùng của đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế thì quan điểm thứ ba này là sự định ra mục tiêu trực tiếp của đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế. Đó là sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế. Những thành công này là điều kiện cực kỳ quan trọng cho việc đạt được mục tiêu phát triển kinh tế mà quan điểm thứ hai đã định ra;
- Bốn là, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực, trong đó đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế là trung tâm, là động lực thúc đẩy đổi mới quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác. Sự đồng bộ cần có được trước hết là sự đồng bộ giữa đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối với đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học - công nghệ.... Đây là những lĩnh vực có quan hệ mật thiết nhất đối với kinh tế. Thực tiễn cho thấy, những bất cập trong đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học - công nghệ. đã trở thành lực đối với quá trình đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế;
- Năm là, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế phải được đặt trong công cuộc đổi mới kiến trúc thượng tầng, trước hết là hệ thống chính trị. Cụ thể là phải đổi mới đồng thời về tổ chức, phương thức, phương pháp lãnh đạo của Đang, phương thức hoạt động của các tổ chức quần chúng như công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ. trong việc tham gia quản lý nhà nước về kinh tế;
- Sáu là, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế là việc đổi mới sự tác động của toàn bộ bộ máy nhà nước đối với kinh tế, bao gồm sự tác động của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quan điểm chỉ đạo này xuất phát từ tính thống nhất của quyền lực nhà nước và yêu cầu phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện quyền lực của các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của quản lý nhà nước về kinh tế, tránh tình trạng có luật nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành, thiếu sự năng động, nghiêm minh của hoạt động bảo vệ pháp luật;
- Bảy là, trong đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, khâu hành pháp, hành chính là trung tâm của sự đổi mới, thể hiện thành công cuộc cải cách hành chính nhà nước;
- Tám là, trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói chung thì cải cách hành chính nhà nước về kinh tế phải được coi là khâu ưu tiên. Yêu cầu này xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế, tầm ảnh hưởng sâu rộng của kinh tế đối với tất cả các lĩnh vực còn lại của hoạt động xã hội. Cải cách hành chính nhà nước về kinh tế nếu được làm tốt sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện, lôi cuốn cải cách hành chính nhà nước trên các lĩnh vực còn lại;
- Chín là, trong cải cách hành chính nhà nước nói chung và cải cách hành chính nhà nước về kinh tế nói riêng phải nhằm vào bốn nội dụng cơ bản: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đổi mới công chức và công vụ, cải cách tài chính công;
- Mười là trong cải cách hành chính nhà nước nói chung và cải cách hành chính nhà nước về kinh tế nói riêng phải lấy khâu cải cách thủ tục hành chính làm khâu đột phá. Thực tế đã cho thấy, thông qua mặt cải cách này, chúng ta đã phát hiện ra nhiều quy phạm pháp luật, quy phạm hành chính về kinh tế không thích hợp và chúng đã bị loại bỏ hoặc điều chỉnh, bổ sung.

1.3. Nội dung cơ bản của đôi mới quản lý nhà nước về kinh tế
1.3.1. Đôi mới về định hướng cho sự phát triên nền kinh tế quốc dân
* về định hướng chung
Định hướng chung cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân về căn bản không có sự thay đổi. Đó vẫn là định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung xã hội chủ nghĩa trong định hướng có sự rõ ràng hơn, hiện thực hơn, khả thi hơn, có sức thuyết phục lòng dân hơn. Đó là xây dựng nền kinh tế “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thay cho việc “xoá bỏ tình trạng người bóc lột người” được ấn định trước đây.

* về định hướng cụ thể
- Một là về hình thức sở hữu: đó làm một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tinh thần đổi mới này đã được thể hiện trong Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật các tổ chức tín dụng.. Các đạo luật này đã cụ thể hoá loại hình đơn vị sản xuất kinh donah được phép ra đời và hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam sau đổi mới;
- Hai là về lực lượng sản xuất: đó là thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ lâu, Đảng ta đã coi trọng cách mạng khoa học kỹ thuật và coi đó là then chốt, nhưng trong hoàn cảnh mới, mục tiêu và cách tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay phải khác trước, công nghiệp hoá phải đi liền với hiện đại hoá;
- Ba là về cơ cấu kinh tế: đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp với đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế về kinh tế.
Trong vấn đề này có nhiều điểm mới căn bản. Ngày nay, chúng ta không chỉ xây dựng nước ta thành một nước công - nông nghiệp mà phấn đấu trở thành một nước công nghiệp. Tuy thế, khác với mô hình trước đây, không nhất thiết phải lấy ngành cơ khí làm then chốt, gang thép làm xương sống, khai thác than làm lương thực cho công nghiệp mà chúng ta phải lựa chọn tiềm năng, thế mạnh của mình, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh đó đẻ thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Cũng như về hội nhập kinh tế quốc tế, sự đổi mới là rất đáng kể. Điều đó thể hienj trong phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả” và chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế về kinh tế.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là hai mặt có quan hệ hữu cơ với nhau: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyên môn hoá, phát huy sở trường, thế mạnh tất yếu tạo ra nền kinh tế mở, có nhu cầu bổ sung bằng quan hệ kinh tế đối ngoại để tạo nên sự đồng bộ, cân đối của nền kinh tế.
* Đổi mới tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta
về cơ bản, những nguyên tắc trong quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta đã được Đảng ta nhất quán đề ra từ lâu. Tuy nhiên, cũng có một số điểm mới cần lưu ý, đó là:
- Một là định hướng vận dụng các nguyên tắc một cách hợp lý hơn, cụ thể hơn, triệt để hơn. Ví dụ, với nguyên tắc “tập trung dân chủ” công cuộc đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế phải tiến hành theo hướng “phân biệt quản lý nhà nước về kinh tế với quản trị kinh doanh của doanh nhân”. Đây cũng có thể nói là một nguyên tắc nhưng thực chất là sự cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ để chỉ đạo việc phân định ranh giới giữa “tập trung” và “dân chủ” một cách khẩn trương, triệt để hơn;
- Hai là, sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong việc vận dụng các nguyên tắc nhằm hướng công tác đổi mới ổ chức bộ máy và hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế vào các trọng điểm mới, cụ thể là:
+ coi trọng hơn nguyên tắc pháp chế; tăng cường đúng chỗ vai trò của pháp luật và nâng cao đúng mức chế tài hành chính và hình sự, đề cao trách nhiệm cá nhân.;
+ đề cao hơn nguyên tắc khuyến khích bằng lợi ích vật chất - điều mà trước đổi mới vận dụng rất dè dặt.

1.3.2. Đổi mới về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
- Một là từng bước tinh giản đầu mối quản lý nhà nước theo ngành. Theo hướng này, Chính phủ đã ghép nhiều Bộ đơn ngành thành Bộ đa ngành, điển hình là việc ghép các Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thuỷ lợi thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đưa một số cơ quan của Chính phủ vào cơ cấu các Bộ như đưa Học viện Hành chính, Cục Lưu trữ. về Ban Tổ chức cán bộ của Chính phủ và đổi tên cơ quan này thành Bộ Nội vụ; Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế, Ban Vật giá Chính phủ về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.;
- Hai là tiếp tục hoàn thiện việc phân cấp quản lý kinh tế giữa các Cơ quan quản lý nhà nước nhằm xác định rõ thẩm quyền của Bộ và các cơ quan ngang Bộ; tăng cường phân cấp cho chính quyền địa phương;
- Ba là từng bước xoá bỏ “Bộ chủ quản” và “Cấp chủ quản”. Ngày nay, không còn có sự phân chia kinh tế quốc dân thành kinh tế trung ương, kinh tế địa phương, công nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương. Tuy nhiên do còn có quy định về thẩm quyền chi đầu tư phát triển kinh tế nên vẫn con những dự án kinh tế được giao cho chính quyền địa phương làm chủ đầu tư hoặc là cơ quan đó có thẩm quyền quyết định đầu tư, dù vốn đó không của Nhà nước. Điều đó thuần tuý chỉ là sự phân công thẩm quyền quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế. Nó khác xa với khái niệm kinh tế địa phương, công nghiệp địa phương như trước đây.

1.3.3. Đổi mới đối tượng và phạm vi quản lý nhà nước về kinh tế
Nét đổi mới này thể hiện ở sự thu hẹp diện đối tượng quản lý và các loại quan hệ kinh tế cần quản lý. Bên cạnh đó, cũng có một số loại quan hệ mới được đưa và phạm vi quản lý nhà nước về kinh tế như việc sử dụng tài nguyên quốc gia, hành vi xâm hại môi trường, hành vi xâm hại quyền sở hữu trí tuệ.

1.3.4. Đôi mới chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
Trong thời kỳ đổi mới, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế được đổi mới theo hướng: Nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô, từng bước tăng cường hỗ trợ để công dân làm kinh tế; Nhà nước rút khỏi nhiều vị trí kinh tế trực tiếp; kinh tế nhà nước ngày càng giảm về tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế quốc dân; nâng cao chất lượng kinh tế nhà nước; chuyển dần các dịch vụ thuộc khu vực công sang khu vực tư.

1.3.5. Đôi mới cơ chế, phương pháp, công cụ quản lý nhà nước về kinh tế
- Thừa nhận “cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa”;
- Kết hợp đồng thời ba phương pháp: cưỡng chế, kích thích và tuyên truyền giáo dục; trong đó coi trọng phương pháp cưỡng chế và kích thích trong quản lý kinh tế;
- Đổi mới công cụ kế hoạch hoá, từ đối tượng, phạm vi đến hình thức và cách xây dựng. Kế hoạch nhà nước không còn mang tính pháp lệnh mà chỉ có tính thuyết phục, hướng dẫn các đối tượng quản lý. Kế hoạch nhà nước chỉ là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ra các quyết định cụ thể. Các quyết định định hướng ở tầm chiến lược, quy hoạch, dự án đầu tư phát triển kinh tế. được ưu tiên sử dụng trong quản lý nhà nước về kinh tế;
- Tăng cường sử dụng các công cụ pháp luật; các công cụ kích thích kinh tế như thuế, chi tiêu chính phủ, lãi suất.
Ngoài những nội dung đổi mới trên dây, trên thực tế đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế còn được biểu hiện ở các mặt cụ thể khác như: đổi mới phương pháp xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, pháp luật và các chính sách kinh tế, quản lý dự án đầu tư, thủ tục hành chính.

No comments:

Post a Comment